😎Tìm hiểu 10 bộ phim giúp bạn học tiếng Nhật tăng level
1. Sazae – san (サザエさん)
Bộ phim gồm hàng nghìn tập được công chiếu từ năm 1969 cho đến nay chính là bộ phim hoạt hình nhiều tập nhất trên thế giới. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của Sazae – bà nội trợ vui vẻ sống trong một gia đình đông đúc với bố mẹ, chồng, con trai và cả anh chị.
Nội dung phim hầu hết tập trung vào những sự cố vụn vặt xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của gia đình và được tô điểm bởi những dịp lễ hội theo mùa.
2. Thám tử lừng danh Conan
Bộ phim chuyển thể từ tác phẩm truyện tranh Thám tử lừng danh Conan, kể về Kudo Shinichi – một thám tử trung học rất nổi tiếng, thường xuyên giúp cảnh sát phá giải các vụ án khó khăn. Nhưng không may trong một lần khi điều tra, cậu bị thành viên của Tổ chức Áo đen phát hiện và cho cậu uống thử loại thuốc APTX 4869 tổ chức vừa điều chế ra, những chất độc này không giết chết cậu mà khiến cơ thể cậu trở thành hình dạng một đứa trẻ.
Sau đó, cậu đổi tên thành Edogawa Conan và chuyển đến sống tại nhà thám tử Mori Kogoro. Kể từ đó cậu âm thầm hỗ trợ phá các vụ án bên cạnh ông Mori. Đồng thời Conan cũng phải học lại tiểu học, kết bạn được với nhiều người bạn và lập ra Đội thám tử nhí.
3. Nhóc Maruko
Bộ phim kể về cô bé Maruko và những tình huống phát sinh xoay quanh cô bé 9 tuổi đáng yêu này. Bộ phim được chuyển thể từ tập truyện tranh Chibi Maruko – chan của nữ tác giả Momoko Sakura. Nội dung phim thể hiện sự hài hước, trong sáng và có cả những cảm động khi mô tả một cuộc sống chân thực của con người Nhật Bản.
Nhóc Maruko đã trở thành một phần tuổi thơ của rất nhiều thế hệ trẻ Nhật Bản và cả Việt Nam. Chẳng ai có thể quên được hình ảnh nụ cười hồn nhiên, tính cách chân thật và những suy nghĩ khó đỡ của Maruchan
4. Laputa: Lâu đài trên không
Bộ phim được sản xuất năm 1986, xoay quanh cuộc tìm kiếm Laputa – một lâu đài trôi nổi trên bầu trời của 2 người bạn Pazu và Sheeta.
Xuyên suốt phim là những cuộc rượt đuổi, tranh chấp quyền sở hữu viên đá thần kỳ giữa các thế lực khác nhau, nhưng cuối cùng rồi thì tất cả đều thất bại trước tình bạn gắn kết của Pazu và Sheeta – biểu tượng của những tình bạn đẹp, tình yêu cuộc sống và ước vọng hoà bình; cho dù đấy là toán cướp của mụ Dora – đại diện cho những người tham lam, hay Muska – tượng trưng cho những tham vọng chính trị, hay Thống chế của quân đội – hiện thân sức mạnh của quân sự.
5. Anpanman – Siêu nhân bánh đậu đỏ
Bộ phim “Siêu nhân bánh đậu đỏ” được công chiếu từ năm 1988 và đến nay đã có hơn 1000 tập phim. Bộ phim kể về những nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những đồ ăn truyền thống ở Nhật Bản. Bạn sẽ trau dồi được rất nhiều từ vựng tiếng Nhật về chủ đề ẩm thực trong bộ phim này.
Bộ phim hoạt hình này hướng đến các đối tượng trẻ em ở độ tuổi 0 – 4 tuổi, chính vì thế mà các đoạn đối thoại trong phim khá đơn giản và ngắn gọn. Vì vậy bộ phim này phù hợp cho những người mới học cũng như tìm hiểu về nền văn hóa Nhật Bản thông qua ẩm thực.
6. Doraemon
Đây là một bộ phim được chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng nhất mọi thời đại – Doraemon từ năm 1973. Những câu chuyện đáng yêu, hài hước và giàu ý nghĩa nhân văn của chú mèo máy đến từ tương lai và nhóm bạn nhỏ ở thế kỷ 21.
Xuyên suốt bộ phim là những câu chuyện ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm và có cái nhìn lạc quan về cuộc sống tương lai cũng như sự phát triển của khoa học – kĩ thuật.
7. My Neighbor Totoro
Đây là bộ phim Ghibli được biết đến và yêu thích trên toàn thế giới. Nội dung bộ phim nhẹ nhàng và đậm chất hồn nhiên trong sáng cùng tình cảm ấm áp đã chiếm lấy trọn trái tim của hàng triệu người xem.
Khung cảnh yên bình cùng những đoạn hội thoại hàng ngày không quá phức tạp sẽ giúp bạn vừa thư giãn, vừa học tiếng Nhật một cách tự nhiên.
8. Crayon Shin-chan (クレヨンしんちゃん) – Shin cậu bé bút chì
Phim được chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng của tác giả Usui Yoshito, kể về những cuộc phiêu lưu của chú nhóc Shin (Shinnosuke Nohara) – 5 tuổi cùng với bố mẹ, em gái, chú cún con Bạch Tuyết, và bạn bè, cả những nhân vật khác.
Yoshito Usui tạo ra nhân vật cậu bé Shinnosuke vì muốn miêu tả chính bản thân khi ông còn là một đứa trẻ, nhân vật này đã thể hiện những mong ước không thể thực hiện khi ông còn nhỏ.
9. Jarinko Chie (じゃりン子チエ) – Chie cô bé hạt tiêu
Chie – Cô Bé Hạt Tiêu là bộ phim hoạt hình được chuyển thể từ tác phẩm manga nổi tiếng của Nhật từ thập niên 90. Nhân vật chính trong truyện là cô bé Chie nhỏ nhắn, đáng yêu.
Mẹ của cô bé vì không chịu nổi được người bố nê đã bỏ nhà đi. Chính vì thế, dù còn rất nhỏ tuổi nhưng cô bé đã phải đương đầu với cuộc sống “cơm áo gạo tiền” bằng cách mở cửa hàng bán chả nướng.
Tuy nhỏ bé nhưng Chie là cô bé rất kiên cường và nghị lực, một tay quán xuyến gia đình và lo cho người bố. Cô bé có những suy nghĩ già dặn, nhưng lại vừa đáng yêu, vô tư hồn nhiên. Cuối cùng thì hạnh phúc cũng đã bắt đầu mỉm cười khi mẹ cô bé đã quay trở về.
10. Nintama Rantarou (忍たま乱太郎) – Ninja Loạn Thị
Ninja loạn thị bộ phim hấp dẫn được chuyển thể từ loạt manga về ninja do Amako Sobe thực hiện từ năm 1986. Xuyên suốt tác phẩm là những câu chuyện hài hước xoay quanh Inadera – một cậu bé có ước mơ trở thành một ninja siêu phàm nhưng cậu lại bị cận nặng.
Chính vì thế thường gặp rắc rối khi cố làm gì đó. Cậu kết bạn cùng với những người bạn hậu đậu lẫn giỏi giang trong lớp ninja và cùng trải qua những cuộc phiêu lưu cũng như các cuộc chiến đấu rất buồn cười.
💢Cách học tiếng Nhật qua phim hoạt hình có phụ đề hiệu quả
Cách học tiếng Nhật qua phim hoạt hình
↫Chỉ xem một lần duy nhất
Kiểu xem phim một lần duy nhất rồi thôi chính là kiểu học phổ biến của nhiều bạn trẻ hiện nay. Kiểu xem phim này đích thực là để giải trí chứ không phải với mục đích để học tập. Các nhân vật hoạt hình được xây dựng đáng yêu, nhạc phim hay, khung cảnh đẹp,… là yếu tố chính thu hút bạn. Bạn nghĩ rằng mình xem hết 90 phút bộ phim cũng chính là đã luyện nghe 90 phút, vì vậy bạn xem hết lần lượt các bộ phim nhưng đều chỉ xem duy nhất một lần. Bởi vì bạn đã biết hết cốt truyện, biết kết cục cuối cùng, phim chả còn gì hứng thú để bạn có thể xem lại lần thứ 2.
Điều này vô cùng sai lầm, bạn sẽ chẳng thể đọng lại được chút kiến thức tiếng Nhật gì nếu như chỉ xem duy nhất một lần. Và bạn phải nhớ rằng: số lượng phim bạn xem không quyết định được kiến thức bạn học, quan trọng nhất ở đây chính là sự tập trung và số lần lặp lại khi xem một bộ phim hoạt hình.
↫Xem liền mạch hết cả bộ phim
Nếu bạn chỉ cố gắng sử dụng toàn bộ 90 phút trong phim để hiểu được hết ngôn ngữ các nhân vật giao tiếp với nhau thì bạn sẽ rất nhanh bị chán đặc biệt với những bạn vừa mới bắt đầu học tiếng Nhật.
Trong một bộ phim Nhật Bản có rất nhiều yếu tố thú vị như trang phục nhân vật, cử chỉ, văn hóa, các địa danh nổi tiếng được nhắc đến,… Bạn sẽ bỏ lỡ những điều hay ho thú vị này nếu như chỉ chăm chăm để ý tới ngôn ngữ. Còn nếu để ý tới tất cả thì 90 phút lại quá ít ỏi, chính vì vậy việc dừng hay tua lại để xem kỹ là vô cùng cần thiết.
↫Phụ đề được sử dụng sai mục đích
⇒Sử dụng phụ đề sai mục đích là như thế nào?
Xem những phim dịch cẩu thả: Hầu hết các web phim hiện nay đều dịch các bộ phim một cách free vì thế không phải ai cũng dịch một cách chính xác và dễ hiểu nhất cho bạn. Hãy tìm kiếm những trang phim có chất lượng từ những người dịch thực sự có tâm và yêu thích văn hóa Anime Nhật Bản.
Vội vàng xem phim không có phụ đề khi kỹ năng nghe tiếng Nhật vẫn còn yếu: với những bạn đang ở trình độ tiếng Nhật sơ cấp hoặc trung cấp nhưng còn yếu ở phần nghe thì không nên xem phim hoạt hình không có sub vì khi không hiểu gì thì sẽ chẳng thu được kiến thức.
Phụ thuộc quá nhiều vào phụ đề: trường hợp này lại rơi vào nhiều bạn đã khá tốt tiếng Nhật nhưng có thói quen nhìn phụ đề khi xem. Hãy tắt hết phụ đề, chỉ khi nào thực sự không thể nghe ra được từ gì thì hãy bật phụ đề nhé. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc bị ảnh hưởng khi phụ thuộc sub đó là luôn hình thành việc dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, từ đó giảm phản xạ nghe nói tiếng Nhật.
↫Để phim nói quá nhanh
Hầu hết tốc độ nói của người Nhật trong các bộ phim đều quá nhanh so với những người học tiếng Nhật như chúng ta mặc dù so với tốc độ nói thông thường của họ đã chậm hơn rất nhiều. Với tốc độ nói nhanh như vậy thì làm thế nào chúng ta có thể hiểu được để học theo đúng không nào?
⇉Vậy có cách nào để học tiếng Nhật qua phim có phụ đề hiệu quả?
➵Học tiếng Nhật qua các phân đoạn trong phim
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các bộ phim Nhật Bản hay trên các web học tiếng nhật online miễn phí. Mỗi một bộ phim sẽ bao gồm rất nhiều các phân đoạn, những phân đoạn này chính là các cảnh khác nhau diễn ra trong phim, mỗi cảnh phim sẽ chỉ kéo dài từ 5 – 10 phút. Chính vì vậy bạn có thể dễ dàng học được theo từng phân đoạn và nắm bắt kiến thức tốt hơn.
⤕Ưu điểm
Để ngồi xem hết một bộ phim dài từ 90 – 120 phút mất rất nhiều thời gian và không phải ai cũng có thể ngồi xem hết được. Bên cạnh đó trong một bộ phim sẽ có rất nhiều các tình tiết không có lời thoại như các cảnh đánh nhau, cảnh hồi tưởng,… mà bạn không cần phải xem. Việc học theo các đoạn phim ngắn từ 5 – 10 phút sẽ giúp các bạn có động lực để học, bên cạnh đó có thể tập trung kỹ hơn vào một số câu từ quan trọng, ngữ pháp cần chú ý, ít phải quan tâm tới nhiều yếu tố khác.
Ngoài ra việc học theo từng phân cảnh còn giúp bạn định hướng rõ ràng từng ngữ cảnh. Đừng chia nhỏ phim theo từng đoạn 5 – 10 phút, như vậy bạn sẽ không có được các ngữ cảnh tự nhiên trong phim. Hãy chia phim thành các phân cảnh một, ví dụ như cảnh nhân vật nam tỏ tình với nhân vật nữ, cảnh hai người đứng nói chuyện dưới cây anh đào,… Việc học cụ thể theo từng phân cảnh sẽ giúp bạn có thể dễ dàng hình dung nhân vật đang sử dụng câu nói nào và tại sao lại nói ra trong hoàn cảnh đó.
⟴4 bước học theo phân đoạn phim
Bước 1: Xem toàn bộ phim theo cách giải trí, tức là bạn cứ xem phim để nắm được nội dung, để hiểu cốt truyện nhân vật. Xem từ đầu tới cuối phim là cách để bạn có thể phân cảnh phim một cách dễ dàng hơn ở các bước sau.
Bước 2: Lựa chọn phân cảnh phim để học và xem đi xem lại phân cảnh đó. Bạn hãy sử dụng một cuốn sổ tay để ghi chép những kiến thức quan trọng đã học được từ trong phân cảnh phim. Ví dụ đó là cảnh đi siêu thị của nhân vật chính, lúc này bạn hãy ghi lại xem trong phân cảnh này có tất cả bao nhiêu nhân vật, họ là những người nào, họ nói với nhau những điều gì, chào hỏi ra sau, hỏi thăm giá cả thế nào, lúc tính tiền sẽ trao đổi với nhau những gì. Bạn hãy ghi lại hết tất cả những gì mà bạn nghe thấy được, chỗ nào nghe không rõ thì có thể bỏ trống lại đó.
Bước 3: Trong bước 3 này hãy lần lượt xem thành nhiều lần. Lần một xem và có phụ đề tiếng Việt đi kèm, lần hai xem phụ đề bằng tiếng Nhật, để kiểm tra lại những gì bạn đã ghi chép được là đúng hay không. Lần 3 chỉ nghe không mà hoàn toàn không có phụ đề để xem bản thân bạn có thể nghe hiểu được bao nhiêu phần trăm.
Bước 4: Ở bước cuối cùng, sau khi bạn đã xem phim, đã nghe và tập nói theo phân cảnh này rồi, lúc này hãy bật phụ đề tiếng Nhật và chép tay lại toàn bộ đoạn hội thoại nhé. Tiếp theo đó nghe lại và nói theo đúng ngữ điệu của nhân vật trong phim. Nếu muốn cách nói chuyện có thể hoàn toàn tự nhiên khi nói với người Nhật, bạn có thể tập theo những cử chỉ, điệu bộ của nhân vật trong phim luôn nhé!
💪💪Học tiếng Nhật qua phim hoạt hình có phụ đề không phải đơn giản chỉ ngồi xem phim là có hiệu quả, bạn cần phải có phương pháp học cũng như đầu tư nhiều về thời gian thì mới có hiệu quả và tiến bộ nhanh chóng. Cách học tiếng Nhật qua phim so với các học tiếng nhật trực tuyến cũng có phần giống nhau, đó là bạn không cần phải di chuyển nhiều, chỉ cần ở ngay tại nhà với một chiếc máy tính là có thể học dễ dàng.
🙋🙋CÙNG NHAU CHIA SẺ NHIỀU TÀI LIỆU VỀ TIẾNG NHẬT HƠN NỮA NHA ~ !💙💙
1. Sazae – san (サザエさん)
Nội dung phim hầu hết tập trung vào những sự cố vụn vặt xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của gia đình và được tô điểm bởi những dịp lễ hội theo mùa.
2. Thám tử lừng danh Conan
Bộ phim chuyển thể từ tác phẩm truyện tranh Thám tử lừng danh Conan, kể về Kudo Shinichi – một thám tử trung học rất nổi tiếng, thường xuyên giúp cảnh sát phá giải các vụ án khó khăn. Nhưng không may trong một lần khi điều tra, cậu bị thành viên của Tổ chức Áo đen phát hiện và cho cậu uống thử loại thuốc APTX 4869 tổ chức vừa điều chế ra, những chất độc này không giết chết cậu mà khiến cơ thể cậu trở thành hình dạng một đứa trẻ.
Thám tử lừng danh Conan
Sau đó, cậu đổi tên thành Edogawa Conan và chuyển đến sống tại nhà thám tử Mori Kogoro. Kể từ đó cậu âm thầm hỗ trợ phá các vụ án bên cạnh ông Mori. Đồng thời Conan cũng phải học lại tiểu học, kết bạn được với nhiều người bạn và lập ra Đội thám tử nhí.
3. Nhóc Maruko
Bộ phim kể về cô bé Maruko và những tình huống phát sinh xoay quanh cô bé 9 tuổi đáng yêu này. Bộ phim được chuyển thể từ tập truyện tranh Chibi Maruko – chan của nữ tác giả Momoko Sakura. Nội dung phim thể hiện sự hài hước, trong sáng và có cả những cảm động khi mô tả một cuộc sống chân thực của con người Nhật Bản.
Nhóc Maruko đã trở thành một phần tuổi thơ của rất nhiều thế hệ trẻ Nhật Bản và cả Việt Nam. Chẳng ai có thể quên được hình ảnh nụ cười hồn nhiên, tính cách chân thật và những suy nghĩ khó đỡ của Maruchan
4. Laputa: Lâu đài trên không
Bộ phim được sản xuất năm 1986, xoay quanh cuộc tìm kiếm Laputa – một lâu đài trôi nổi trên bầu trời của 2 người bạn Pazu và Sheeta.
Xuyên suốt phim là những cuộc rượt đuổi, tranh chấp quyền sở hữu viên đá thần kỳ giữa các thế lực khác nhau, nhưng cuối cùng rồi thì tất cả đều thất bại trước tình bạn gắn kết của Pazu và Sheeta – biểu tượng của những tình bạn đẹp, tình yêu cuộc sống và ước vọng hoà bình; cho dù đấy là toán cướp của mụ Dora – đại diện cho những người tham lam, hay Muska – tượng trưng cho những tham vọng chính trị, hay Thống chế của quân đội – hiện thân sức mạnh của quân sự.
5. Anpanman – Siêu nhân bánh đậu đỏ
Bộ phim “Siêu nhân bánh đậu đỏ” được công chiếu từ năm 1988 và đến nay đã có hơn 1000 tập phim. Bộ phim kể về những nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những đồ ăn truyền thống ở Nhật Bản. Bạn sẽ trau dồi được rất nhiều từ vựng tiếng Nhật về chủ đề ẩm thực trong bộ phim này.
Bộ phim hoạt hình này hướng đến các đối tượng trẻ em ở độ tuổi 0 – 4 tuổi, chính vì thế mà các đoạn đối thoại trong phim khá đơn giản và ngắn gọn. Vì vậy bộ phim này phù hợp cho những người mới học cũng như tìm hiểu về nền văn hóa Nhật Bản thông qua ẩm thực.
6. Doraemon
Đây là một bộ phim được chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng nhất mọi thời đại – Doraemon từ năm 1973. Những câu chuyện đáng yêu, hài hước và giàu ý nghĩa nhân văn của chú mèo máy đến từ tương lai và nhóm bạn nhỏ ở thế kỷ 21.
Xuyên suốt bộ phim là những câu chuyện ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm và có cái nhìn lạc quan về cuộc sống tương lai cũng như sự phát triển của khoa học – kĩ thuật.
7. My Neighbor Totoro
Đây là bộ phim Ghibli được biết đến và yêu thích trên toàn thế giới. Nội dung bộ phim nhẹ nhàng và đậm chất hồn nhiên trong sáng cùng tình cảm ấm áp đã chiếm lấy trọn trái tim của hàng triệu người xem.
Khung cảnh yên bình cùng những đoạn hội thoại hàng ngày không quá phức tạp sẽ giúp bạn vừa thư giãn, vừa học tiếng Nhật một cách tự nhiên.
8. Crayon Shin-chan (クレヨンしんちゃん) – Shin cậu bé bút chì
Phim được chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng của tác giả Usui Yoshito, kể về những cuộc phiêu lưu của chú nhóc Shin (Shinnosuke Nohara) – 5 tuổi cùng với bố mẹ, em gái, chú cún con Bạch Tuyết, và bạn bè, cả những nhân vật khác.
Yoshito Usui tạo ra nhân vật cậu bé Shinnosuke vì muốn miêu tả chính bản thân khi ông còn là một đứa trẻ, nhân vật này đã thể hiện những mong ước không thể thực hiện khi ông còn nhỏ.
9. Jarinko Chie (じゃりン子チエ) – Chie cô bé hạt tiêu
Chie – Cô Bé Hạt Tiêu là bộ phim hoạt hình được chuyển thể từ tác phẩm manga nổi tiếng của Nhật từ thập niên 90. Nhân vật chính trong truyện là cô bé Chie nhỏ nhắn, đáng yêu.
Tuy nhỏ bé nhưng Chie là cô bé rất kiên cường và nghị lực, một tay quán xuyến gia đình và lo cho người bố. Cô bé có những suy nghĩ già dặn, nhưng lại vừa đáng yêu, vô tư hồn nhiên. Cuối cùng thì hạnh phúc cũng đã bắt đầu mỉm cười khi mẹ cô bé đã quay trở về.
10. Nintama Rantarou (忍たま乱太郎) – Ninja Loạn Thị
Ninja loạn thị bộ phim hấp dẫn được chuyển thể từ loạt manga về ninja do Amako Sobe thực hiện từ năm 1986. Xuyên suốt tác phẩm là những câu chuyện hài hước xoay quanh Inadera – một cậu bé có ước mơ trở thành một ninja siêu phàm nhưng cậu lại bị cận nặng.
Chính vì thế thường gặp rắc rối khi cố làm gì đó. Cậu kết bạn cùng với những người bạn hậu đậu lẫn giỏi giang trong lớp ninja và cùng trải qua những cuộc phiêu lưu cũng như các cuộc chiến đấu rất buồn cười.
💢Cách học tiếng Nhật qua phim hoạt hình có phụ đề hiệu quả
Cách học tiếng Nhật qua phim hoạt hình
↫Chỉ xem một lần duy nhất
Kiểu xem phim một lần duy nhất rồi thôi chính là kiểu học phổ biến của nhiều bạn trẻ hiện nay. Kiểu xem phim này đích thực là để giải trí chứ không phải với mục đích để học tập. Các nhân vật hoạt hình được xây dựng đáng yêu, nhạc phim hay, khung cảnh đẹp,… là yếu tố chính thu hút bạn. Bạn nghĩ rằng mình xem hết 90 phút bộ phim cũng chính là đã luyện nghe 90 phút, vì vậy bạn xem hết lần lượt các bộ phim nhưng đều chỉ xem duy nhất một lần. Bởi vì bạn đã biết hết cốt truyện, biết kết cục cuối cùng, phim chả còn gì hứng thú để bạn có thể xem lại lần thứ 2.
Điều này vô cùng sai lầm, bạn sẽ chẳng thể đọng lại được chút kiến thức tiếng Nhật gì nếu như chỉ xem duy nhất một lần. Và bạn phải nhớ rằng: số lượng phim bạn xem không quyết định được kiến thức bạn học, quan trọng nhất ở đây chính là sự tập trung và số lần lặp lại khi xem một bộ phim hoạt hình.
↫Xem liền mạch hết cả bộ phim
Nếu bạn chỉ cố gắng sử dụng toàn bộ 90 phút trong phim để hiểu được hết ngôn ngữ các nhân vật giao tiếp với nhau thì bạn sẽ rất nhanh bị chán đặc biệt với những bạn vừa mới bắt đầu học tiếng Nhật.
Trong một bộ phim Nhật Bản có rất nhiều yếu tố thú vị như trang phục nhân vật, cử chỉ, văn hóa, các địa danh nổi tiếng được nhắc đến,… Bạn sẽ bỏ lỡ những điều hay ho thú vị này nếu như chỉ chăm chăm để ý tới ngôn ngữ. Còn nếu để ý tới tất cả thì 90 phút lại quá ít ỏi, chính vì vậy việc dừng hay tua lại để xem kỹ là vô cùng cần thiết.
↫Phụ đề được sử dụng sai mục đích
⇒Sử dụng phụ đề sai mục đích là như thế nào?
Xem những phim dịch cẩu thả: Hầu hết các web phim hiện nay đều dịch các bộ phim một cách free vì thế không phải ai cũng dịch một cách chính xác và dễ hiểu nhất cho bạn. Hãy tìm kiếm những trang phim có chất lượng từ những người dịch thực sự có tâm và yêu thích văn hóa Anime Nhật Bản.
Vội vàng xem phim không có phụ đề khi kỹ năng nghe tiếng Nhật vẫn còn yếu: với những bạn đang ở trình độ tiếng Nhật sơ cấp hoặc trung cấp nhưng còn yếu ở phần nghe thì không nên xem phim hoạt hình không có sub vì khi không hiểu gì thì sẽ chẳng thu được kiến thức.
Phụ thuộc quá nhiều vào phụ đề: trường hợp này lại rơi vào nhiều bạn đã khá tốt tiếng Nhật nhưng có thói quen nhìn phụ đề khi xem. Hãy tắt hết phụ đề, chỉ khi nào thực sự không thể nghe ra được từ gì thì hãy bật phụ đề nhé. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc bị ảnh hưởng khi phụ thuộc sub đó là luôn hình thành việc dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, từ đó giảm phản xạ nghe nói tiếng Nhật.
↫Để phim nói quá nhanh
Hầu hết tốc độ nói của người Nhật trong các bộ phim đều quá nhanh so với những người học tiếng Nhật như chúng ta mặc dù so với tốc độ nói thông thường của họ đã chậm hơn rất nhiều. Với tốc độ nói nhanh như vậy thì làm thế nào chúng ta có thể hiểu được để học theo đúng không nào?
⇉Vậy có cách nào để học tiếng Nhật qua phim có phụ đề hiệu quả?
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các bộ phim Nhật Bản hay trên các web học tiếng nhật online miễn phí. Mỗi một bộ phim sẽ bao gồm rất nhiều các phân đoạn, những phân đoạn này chính là các cảnh khác nhau diễn ra trong phim, mỗi cảnh phim sẽ chỉ kéo dài từ 5 – 10 phút. Chính vì vậy bạn có thể dễ dàng học được theo từng phân đoạn và nắm bắt kiến thức tốt hơn.
⤕Ưu điểm
Để ngồi xem hết một bộ phim dài từ 90 – 120 phút mất rất nhiều thời gian và không phải ai cũng có thể ngồi xem hết được. Bên cạnh đó trong một bộ phim sẽ có rất nhiều các tình tiết không có lời thoại như các cảnh đánh nhau, cảnh hồi tưởng,… mà bạn không cần phải xem. Việc học theo các đoạn phim ngắn từ 5 – 10 phút sẽ giúp các bạn có động lực để học, bên cạnh đó có thể tập trung kỹ hơn vào một số câu từ quan trọng, ngữ pháp cần chú ý, ít phải quan tâm tới nhiều yếu tố khác.
Ngoài ra việc học theo từng phân cảnh còn giúp bạn định hướng rõ ràng từng ngữ cảnh. Đừng chia nhỏ phim theo từng đoạn 5 – 10 phút, như vậy bạn sẽ không có được các ngữ cảnh tự nhiên trong phim. Hãy chia phim thành các phân cảnh một, ví dụ như cảnh nhân vật nam tỏ tình với nhân vật nữ, cảnh hai người đứng nói chuyện dưới cây anh đào,… Việc học cụ thể theo từng phân cảnh sẽ giúp bạn có thể dễ dàng hình dung nhân vật đang sử dụng câu nói nào và tại sao lại nói ra trong hoàn cảnh đó.
⟴4 bước học theo phân đoạn phim
Bước 1: Xem toàn bộ phim theo cách giải trí, tức là bạn cứ xem phim để nắm được nội dung, để hiểu cốt truyện nhân vật. Xem từ đầu tới cuối phim là cách để bạn có thể phân cảnh phim một cách dễ dàng hơn ở các bước sau.
Bước 2: Lựa chọn phân cảnh phim để học và xem đi xem lại phân cảnh đó. Bạn hãy sử dụng một cuốn sổ tay để ghi chép những kiến thức quan trọng đã học được từ trong phân cảnh phim. Ví dụ đó là cảnh đi siêu thị của nhân vật chính, lúc này bạn hãy ghi lại xem trong phân cảnh này có tất cả bao nhiêu nhân vật, họ là những người nào, họ nói với nhau những điều gì, chào hỏi ra sau, hỏi thăm giá cả thế nào, lúc tính tiền sẽ trao đổi với nhau những gì. Bạn hãy ghi lại hết tất cả những gì mà bạn nghe thấy được, chỗ nào nghe không rõ thì có thể bỏ trống lại đó.
Bước 3: Trong bước 3 này hãy lần lượt xem thành nhiều lần. Lần một xem và có phụ đề tiếng Việt đi kèm, lần hai xem phụ đề bằng tiếng Nhật, để kiểm tra lại những gì bạn đã ghi chép được là đúng hay không. Lần 3 chỉ nghe không mà hoàn toàn không có phụ đề để xem bản thân bạn có thể nghe hiểu được bao nhiêu phần trăm.
Bước 4: Ở bước cuối cùng, sau khi bạn đã xem phim, đã nghe và tập nói theo phân cảnh này rồi, lúc này hãy bật phụ đề tiếng Nhật và chép tay lại toàn bộ đoạn hội thoại nhé. Tiếp theo đó nghe lại và nói theo đúng ngữ điệu của nhân vật trong phim. Nếu muốn cách nói chuyện có thể hoàn toàn tự nhiên khi nói với người Nhật, bạn có thể tập theo những cử chỉ, điệu bộ của nhân vật trong phim luôn nhé!
💪💪Học tiếng Nhật qua phim hoạt hình có phụ đề không phải đơn giản chỉ ngồi xem phim là có hiệu quả, bạn cần phải có phương pháp học cũng như đầu tư nhiều về thời gian thì mới có hiệu quả và tiến bộ nhanh chóng. Cách học tiếng Nhật qua phim so với các học tiếng nhật trực tuyến cũng có phần giống nhau, đó là bạn không cần phải di chuyển nhiều, chỉ cần ở ngay tại nhà với một chiếc máy tính là có thể học dễ dàng.
🙋🙋CÙNG NHAU CHIA SẺ NHIỀU TÀI LIỆU VỀ TIẾNG NHẬT HƠN NỮA NHA ~ !💙💙
Nhận xét
Đăng nhận xét